Camera an ninh là gì? Hiện nay có những loại camera nào

Camera an ninh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của con người, giúp việc giám sát bảo vệ an toàn và đề phòng trường hợp khi không may xảy ra sự cố. Vì vậy, dễ dàng thấy chúng xuất hiện nhiều nơi từ hộ gia đình, cơ quan công ty, các địa điểm công cộng hay ngay cả ngoài đường, khu đô thị. Với nhiều công dụng khác nhau, để hiểu hơn về loại thiết bị này hãy cùng nhau khám phá những điều thú vị ngay trong bài viết sau đây!

1. Tìm hiểu chung về camera an ninh

1.1. Camera an ninh là gì?

Camera an ninh hay còn gọi là camera giám sát an ninh (CCTV), được biết đến như một thiết bị điện tử dùng để giám sát và đảm bảo sự an toàn trong khu vực nhất định nào đó tùy theo nhu cầu sử dụng, vị trí lắp đặt.

Khác với những dòng camera thông thường, loại camera này phải luôn hoạt động với tần suất cao 24/24 để theo dõi tình hình xung quanh nơi được gắn thiết bị. Đặc biệt, chúng có khả năng hoạt động ngay cả ban đêm hay trong môi trường điều kiện thiếu sáng. Người sử dụng cũng có thể xem lại những hình ảnh, video được lưu trữ ở ổ cứng hay thẻ nhớ thông qua điện thoại, laptop một cách dễ dàng.

Hệ thống camera an ninh là truyền hình mạch kín (closed-circuit television), vì khác với hệ thống truyền hình trên tivi phát sóng công khai. Ngược lại, camera quan sát chỉ ghi lại hình ảnh rồi phát trên màn hình giám sát tại khu vực dành riêng cho quản lý và cần đến sự an ninh nghiêm ngặt như siêu thị, nhà hàng, khách sạn, ngân hàng, bệnh viện, văn phòng,…

1.2. Cấu tạo của camera an ninh

Hầu hết, tất cả camera giám sát dù theo bất kỳ công nghệ nào (Analog, AHD, HDTVI, HDCVI, IP,…), là camera an ninh không dây hay thuộc loại có dây đi nữa thì về cơ bản chúng đều cấu tạo bởi những bộ phận chính có chức năng như sau:

  • Ống kính: Mục đích dùng để quan sát các vật thể ở những khoảng cách khác nhau, nhờ vào khả năng có thể thay đổi tiêu cự.

  • Bộ phận lấy nét: giúp camera bắt nét và cho ra hình ảnh/video rõ, không bị nhòe.

  • Trục đứng: Dùng để điều chỉnh camera lên xuống.

  • Trục xoay: Tương tự, nó được dùng để chỉnh góc xoay cho camera, kết hợp khớp xoay 360 độ để xoay phần đế.

  • Jack kết nối tín hiệu: Dùng để nối camera với cable truyền tín hiệu.

  • Cổng giao tiếp ngoại vi: Dùng để trích xuất hình ảnh từ camera ra đầu ghi hình.

  • Vỏ bảo vệ: Lớp bên ngoài thường làm bằng chất liệu nhựa hoặc hợp kim, sắt,…nhằm bảo vệ camera không bị trầy xước, tránh hư hỏng khi va chạm giúp gia tăng độ bền và an toàn.

Mắt camera ngoài ống kính zoom quang học và cổng giao tiếp ngoại vi thì bên cạnh còn có bộ phận được dùng liên kết với nhau như mạch điện tử hay chip xử lý thông tin.

1.3. Công dụng của camera giám sát

Camera an ninh. Nguồn Freepik.

Tình trạng trộm cắp diễn ra ngày càng phức tạp, vì vậy mọi người thường sử dụng camera an ninh để hỗ trợ công tác bảo an tại hộ gia đình hay những nơi có quy mô lớn hơn như nhà xưởng, cửa hàng kinh doanh, văn phòng/cơ quan, khách sạn, bãi đỗ xe,…Tuy nhiên, thiết bị còn nhiều công dụng khác như:

  • Cung cấp hình ảnh thời gian thực để người dùng thuận tiện theo dõi trực tiếp

  • Xem lại những hình ảnh/video trước đó khi gặp sự cố

  • Theo dõi hàng hóa

  • Hỗ trợ công tác điều tra, bảo vệ, phòng chống tội phạm

  • Hỗ trợ quan sát và xử lý các trường hợp vi phạm giao thông

  • Cảnh báo trộm cắp, kẻ lạ đột nhập trái phép

  • Giám sát tình hình an ninh khu vực, đô thị, đường phố

  • Cửa hàng hay điểm kinh doanh, sản xuất sử dụng thiết bị để nâng cao hiệu suất công việc và đồng thời có thể giám sát hoạt động của nhân viên gián tiếp thông qua điện thoại hay laptop tiện lợi.

2. Phân loại camera giám sát

2.1. Phân loại dựa theo kiểu dáng

Trên thị trường gần đây, phải nói camera giám sát xuất hiện vô cùng đa dạng từ mẫu mã đến chức năng. Do đó, các loại camera an ninh sẽ được chia thành một số nhóm phổ biến, cụ thể dựa trên yếu tố sau:

  • Camera an ninh bán cầu: Là loại có hình dáng như mái vòm thường được gắn trên trần nhà hay qua khung treo tường tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà chúng sẽ được lắp đặt ở những vị trí thích hợp để quan sát nhất.

  • Camera PTZ (Pan Tilt Zoom): Dạng hình cầu, có thể quét dọc ngang hoặc thu nhỏ, phóng to (zoom) dễ dàng và cho phép người dùng kết nối với hệ thống sensor để di chuyển theo đối tượng thuộc vùng hoạt động của nó. Đồng thời, được trang bị cả hai chức năng quay và quét.

  • Camera thân: Có phần thân dáng dài hay được gắn trên tường ở vị trí cao để phục vụ cho nhu cầu quan sát xa và rộng, đặc biệt dòng này thay đổi được ống kính tùy theo mục đích sử dụng.

  • Camera ngụy trang: Thiết kế khá nhỏ gọn giúp việc gắn vào các vật dụng hằng ngày đơn giản như chiếc cúc áo hay bóng đèn led, cây bút, balo,… chuyên dùng để giám sát một cách bí mật cả ngày và đêm nhờ tích hợp tia hồng ngoại, với khả năng quan sát ở khoảng cách từ 10m đến 300m.

2.2. Phân loại theo đường truyền

  • Camera Analog: Là loại sử dụng tín hiệu tuần tự (định dạng tín hiệu kiểu truyền thống) để truyền tín hiệu video trên cáp đồng trục hoặc cáp UTP.

  • Camera IP: Hình ảnh sau khi được số hóa và xử lý mã hóa từ bên trong sẽ được truyền tải qua kết nối Ethernet, sử dụng cáp mạng Cat5e hoặc Cat6 về máy tính hay thiết bị lưu trữ.

  • Camera an ninh không dây: Sử dụng sóng vô tuyến RF có tần số giao động trong khoảng 1.2 đến 2.4 MHZ để truyền tín hiệu. Kiểu camera này có ưu điểm là dễ thi công lắp đặt ở những khu vực địa hình phức tạp, không gian bị chắn bởi nhiều vật cản.

2.3. Phân loại dựa vào công nghệ

  • amera công nghệ ghi hình RAID: Là kỹ thuật ảo hóa, sao chép dữ liệu lên một hoặc nhiều ổ cứng vật lý được liên kết trên 1 RAID Controller (phần cứng hoặc phần mềm). Giúp giảm rủi ro mất dữ liệu khi hỏng ổ cứng, cũng như gia tăng tốc độ truy xuất dữ liệu.

  • Camera CCD: Sử dụng kỹ thuật CCD để chuyển đổi hình ảnh quang học sang tín hiệu số và đưa vào các bộ xử lý, nhờ đó mà cung cấp chất lượng hình ảnh vượt trội, cực sắc nét.

  • Camera CMOS: Loại camera dựa trên công nghệ cảm biến CMOS nghĩa là sử dụng bộ lọc màu RGB để chuyển dữ liệu sang dạng số và sau đó lưu lại ở thẻ nhớ.

Nhìn chung, ưu điểm các camera số ứng dụng công nghệ CCD hay CMOS đều cho ra chất lượng hình ảnh rõ nét hơn hẳn những dòng còn lại.

2.4. Phân loại theo ống kính

  • Ống kính Fisheye: Còn gọi là ống kính mắt cá dạng cong lồi với góc nhìn siêu rộng, có thể ghi hình toàn diện 360 độ.

  • Ống kính Panorama: Có khả năng mở rộng tầm nhìn theo phương ngang giúp thu toàn bộ khung cảnh trong khi vẫn giữ khoảng cách gần với đối tượng.

  • Ống kính Fix: Là loại có tiêu cự cố định, không có khả năng phóng to hay thu nhỏ.

  • Ống kính thay đổi: Có thể thay đổi được lens trong camera giúp tùy chỉnh góc quay hay khoảng cách zoom.

Nguồn: https://huviron.com.vn(Tham khảo).

Thiên Sứ cung cấp trọn gói tư vấn, thiết kế, lắp đặt và bảo trì bảo dưỡng hệ thống camera quan sát CCTV chuyên dụng cho cao ốc, tòa nhà cao tầng, nhà xưởng, nhà máy, xí nghiệp, kho vật tư…
Miễn phí 2 gói tư vấn và thiết kế, gọi ngay HOTLINE 070 234 2009 để được tư vấn sớm nhất.

Quý khách hàng có nhu cầu lắp đặt camera có thể trực tiếp liên hệ với Thiên Sứ thông qua các cách thức sau:

 

Trả lời

02838663582